Cây cảnh hoa giấy là một giống hoa đẹp, nếu bạn biết cách trồng và chăm sóc thì cây sẽ cho hoa quanh năm và có dáng thế tuyệt đẹp.
Cây cảnh hoa giấy thuộc dạng cây thân gỗ và có thể mọc leo, vươn dài và khả năng mọc khá nhanh với nhiều cành và có gai. Lá cây cảnh có màu xanh thẫm (xanh quanh năm), hình trái xoan (thuôn ở phần đỉnh lá, phần gốc lá lại tròn, hơi cong) và mọc so le.
Hoa giấy mọc thành chùm ở đầu ngọn cành; tuy có nhiều màu nhưng thực chất đó là những lá bắc hình thành nên (lá bắc có dạng lá và nhiều màu tạo nên các màu sắc của hoa giấy), hoa hình ống dài bên trong (màu trắng hoặc hơi vàng) thường được lá bắc xếp 3 chiếc một bao bọc lấy. Quả của cây cảnh hoa giấy tuy hiếm thấy nhưng đặc điểm nhận dạng đó là quả bế tròn và có màu nâu.
Cây cảnh hoa giấy được trồng ở nhiều nơi và có nhiều lợi ích trong cuộc sống của chúng ta như: Trồng để làm cây cảnh bonsai; trang trí cảnh quan quanh nhà,… Vậy trồng và chăm sóc cây cảnh hoa giấy như thế nào để hoa giấy bén rễ nhanh, ra hoa quanh năm nở thành từng chùm? Đó là nội dung mà bài viết này sẽ chia sẻ ngay với các bạn dưới đây:
Cây cảnh hoa giấy là một giống hoa đẹp, nếu bạn biết cách trồng và chăm sóc thì cây sẽ cho hoa quanh năm và có dáng thế tuyệt đẹp.
Bí quyết mà bạn cần ghi nhớ để cây cảnh hoa giấy bén rễ nhanh, ra hoa thành từng chùm quanh năm suốt tháng đó là: Khi bạn cắt hom giống phải dùng dao thật bén, hoặc dùng cưa để vết cắt không bị giập nát hoặc bị tróc vỏ. Hom mà liền lặn như vậy có khả năng sống tốt, nẩy chồi và đơm rễ nhanh. Ngược lại, hom bị giập nát thì khả năng sống rất ít, nhiều khi vi khuẩn lại có cơ hội xâm nhập làm hư thối, không còn khả năng mọc mầm.
Điều cần khi cắt hom nên sắp đúng phần ngọn và phần gốc để khi đem trồng không bị lộn ngược. Nói cách khác, khi đặt hom giâm xuống đất, phần gốc phải vùi chôn xuống đất, còn phần ngọn chĩa lên trời. Việc sắp hom nằm đúng chiều gốc, ngọn như vậy sẽ giúp ta thực hiện việc giâm cành nhanh hơn, đúng cách hơn.
Ngoài ra, cây hoa giấy là loại cây có nhu cầu nước vừa phải. Vì vậy, nó sẽ phát triển tốt nhất trong điều kiện nước vừa đủ. Để cây không bị ảnh hưởng bởi ngập úng, hãy đảm bảo đất trồng có khả năng thoát nước tốt. Cây sẽ phát triển tốt nhất với đất có độ pH từ 5.5 đến 6.0. Nếu bạn trồng cây hoa giấy, hãy đảm bảo rằng đất duy trì độ pH thích hợp. Cây hoa giấy chỉ phù hợp với loại đất chua, thường sẽ không ra được hoa như mong muốn nếu đất chỉ có độ pH cân bằng.
Một trong những mẹo thú vị để duy trì độ pH của đất chính là sử dụng giấm. Bạn hãy pha loãng 1 chén giấm (150ml) với 4 lít nước sạch rồi tưới vào đất. Dung dịch này không chỉ giúp đất tăng độ chua mà còn cung cấp một lượng sắt nhất định vào đất trồng. Giấm kích thích cây phát triển tốt và ra hoa thường xuyên.
Cây hoa giấy tương đối dễ chăm sóc, vào mùa hè có nhiệt độ và độ ẩm cao, nhiều nắng nên bạn cần chú ý hơn một chút. Duy trì trạng thái đất tơi xốp, thoáng khí, thường xuyên bổ sung 3 loạn phân là đạm, lân, kali thì cây hoa giấy sẽ phát triển tốt.
Phân bón hoa giấy không cần lượng đạm quá cao, tốt nhất nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoặc phân tan chậm. Đảm bảo bón phân cho cây ít nhất 1 lần trong năm để cây duy trì và phát triển. Nếu bạn muốn kéo dài thời gian nở hoa của cây, nên bón phân cho cây tần suất khoảng 4 tháng một lần. Bón phân thường xuyên sẽ kích thích cây phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu bạn cảm thấy cây phát triển quá nhanh không phù hợp với địa hình thì có thể tạm ngưng một thời gian.
Bón phân đúng thời điểm sẽ giúp cây ra hoa đều và đẹp. 3 thời điểm tốt nhất để bạn dùng phân bón hoa giấy, đó là
Sau mỗi đợt hoa, bạn nên tiến hành cắt tỉa thu gọn tán. Thời điểm này bổ sung phân bón hữu cơ đã hoai mục như phân bò, phân dơi, trùn quế...
Giai đoạn sinh trưởng cây ra tán lá mới thì có thể sử dụng phân bón lá. Phân bón có hàm lượng Kali hoặc Photpho cao (như Dịch chuối Humic hoặc Phân bón Kích hoa) sẽ phù hợp với phân ở giai đoạn này
Giai đoạn phân hóa mầm hoa có thể bổ sung phân bón hoa giấy định kỳ tuần 1 lần và duy trì tưới nước đầy đủ. Đây là giai đoạn sau khi thực hiện kỹ thuật cắt nước. Cắt nước là một phương pháp khá phổ biến với người chơi hoa giấy.
Cách thực hiện của phương pháp này là hạn chế tưới nước rồi chuyển dần đến cắt nước hoàn toàn. Việc làm này giúp cây chuyển sang giai đoạn phân hóa mầm hoa. Giai đoạn này rất quan trọng, nó sẽ quyết định độ dày và độ đồng đều của hoa. Tuy nhiên, cách làm này cần hết sức lưu ý thời điểm tưới lại sao cho phù hợp và không tưới quá nhiều một lúc.